Sự nghiệp Susan Blackmore

Năm 1973, Susan Blackmore tốt nghiệp Cử nhân Trường Đại học St Hilda, Oxford chuyên ngành tâm lý họcsinh lý học. Bà nhận bằng Thạc sĩ tâm lý học môi trường năm 1974 tại Đại học Surrey. Năm 1980, bà lấy bằng Tiến sĩ cận tâm lý học tại cùng trường đại học này với luận án tiến sĩ nhan đề "Nhận thức ngoại cảm như một quá trình nhận thức."[2] Trong thập niên 1980, Blackmore đã tiến hành các thí nghiệm khả năng di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ để xem liệu con gái nhỏ của bà, Emily, có thể ảnh hưởng đến bộ tạo số ngẫu nhiên hay không. Những thí nghiệm này từng được đề cập trong cuốn sách cùng với bộ phim truyền hình dài tập Arthur C. Clarke's World of Strange Powers.[3] Blackmore còn đảm nhận việc giảng dạy tại Đại học miền Tây nước Anh ở Bristol cho đến năm 2001.[4] Sau khi dành thời gian nghiên cứu về cận tâm lý họchiện tượng huyền bí,[5] thái độ của bà đối với lĩnh vực này đã chuyển từ niềm tin sang hoài nghi.[6][7]

Bà còn là thành viên của Ủy ban Điều tra Hoài nghi (tiền thân là CSICOP)[8] và được trao Giải thưởng Hoài nghi Xuất sắc của tổ chức này vào năm 1991.[4]

Trong một bài báo đăng trên tờ The Observer về bóng đè Barbara Rowland cho biết Blackmore "có thực hiện một nghiên cứu lớn từ năm 1996 đến 1999 về những trải nghiệm 'huyền bí', hầu hết trong số đó rõ ràng đều dựa theo định nghĩa bóng đè."[9]

Blackmore còn tiến hành nghiên cứu về meme (mà bà từng viết trong cuốn sách nổi tiếng The Meme Machine) và thuyết tiến hóa. Cuốn sách của bà có nhan đề Consciousness: An Introduction (2004), là một cuốn sách giáo khoa gói gọn đủ mọi lĩnh vực nghiên cứu về ý thức.[10] Bà là thành viên ban biên tập Tạp chí Meme học (một tạp chí điện tử) từ năm 1997 đến năm 2001, và là biên tập viên tư vấn của tạp chí Skeptical Inquirer từ năm 1998.[11]

Blackmore đóng vai một trong những nhà tâm lý học được giới thiệu trên chương trình truyền hình Big Brother phiên bản nước Anh,[12] nói về trạng thái tâm lý của các thí sinh. Bà còn là người bảo trợ tổ chức Humanists UK.[2]

Blackmore từng tranh luận với nhà biện hộ Kitô giáo Alister McGrath vào năm 2007, về sự tồn tại của Chúa. Năm 2018, bà đứng ra tranh luận với Jordan Peterson về việc liệu Chúa có cần thiết để tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống hay không.[13]

Năm 2017, Blackmore xuất hiện tại Đại hội Nhà Hoài nghi châu Âu (ESC) ở Cổ trấn Wrocław, Ba Lan. Đại hội lần này do Klub Sceptyków Polskich (Câu lạc bộ Nhà Hoài nghi Ba Lan) và Český klub skeptiků Sisyfos (Câu lạc bộ Nhà Hoài nghi Séc) cùng nhau tổ chức. Tại đại hội, bà cùng với Scott Lilienfeld, Zbyněk Vybíral và Tomasz Witkowski tham gia hội đồng bàn về tâm lý hoài nghi dưới sự chủ trì của Michael Heap.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Susan Blackmore http://espace.library.uq.edu.au/eserv.php?pid=UQ:8... http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a11097383 http://in-sightjournal.com/2014/04/22/dr-susan-bla... http://www.ingentaconnect.com/contentone/imp/jcs/2... http://www.ted.com/talks/view/id/269 //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11224917 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8552459 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8683504 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1295660